1 Đối diện với khó khăn

Là một người làm công việc chăm sóc, bạn cần nhìn nhận vấn đề là cơ hội học hỏi từ trải nghiệm các trường hợp thực tế. Nhìn các bệnh nhi và người thân của bệnh nhi là những người có khó khăn cần được giúp đỡ chứ không xem họ là những khó khăn. Đây là bước quan trọng nhất. Có một số kỹ thuật hữu ích trong xử lý tình huống khó với người nhà bệnh nhi.

  • Gặp gỡ và trò chuyện với người thân của bệnh nhi: “Tôi thấy anh chị có vẻ giận dữ. Anh chị có thể cho tôi biết điều gì đã xảy ra khiến anh chị giận đến như vậy?”
  • Nhìn nhận sự khó khăn. “Xin phép anh chị cho tôi được chia sẻ, thật sự tôi đang thấy khó khăn. Tôi có cảm tưởng chúng ta đang đi ngược chiều với nhau. Hay chúng ta thử bắt đầu lại nhé!”
  • Thể hiện có cùng sự quan tâm dành cho trẻ.”Chúng ta hãy cùng đến phòng để thăm bé đi. Có lẽ chúng ta nên cùng quan sát những gì liên quan đến con của anh chị, rồi chúng ta sẽ thảo luận phác đồ điều trị”.
  • Thể hiện việc bạn muốn giúp đỡ họ. Ví dụ, khi một thân nhân đang lo lắng đứa con lớn (học lớp 2) đang gửi ở nhà cho hàng xóm chăm sóc, bạn có thể trao đổi với họ để tìm giải pháp chăm sóc tốt cho cả 2 bé. Họ sẽ ghi nhận sự quan tâm của bạn. Đây ý muốn nói, thân nhân đang nuôi 1 đứa con nhỏ trong bệnh viện, còn đứa con lớn được một người hàng xóm chăm sóc (đưa đón đi học…)

“Dùng một dấu hiệu cụ thể muốn giúp đỡ. Ví dụ, khi một thân nhân lo lắng cho một trẻ đi học về 1 mình, thì ta cho phép họ gọi điện thoại cho người hàng xóm.”

2 Nhờ sự hỗ trợ của các thành viên khác

Sau khi NVYT đã xây dựng được một mối quan hệ tin cậy với người nhà của bệnh nhi và thiết lập các ranh giới nghề nghiệp với họ, lúc đó, các y bác sĩ có thể nhờ sự hỗ trợ của người khác.

Credit: PE-OUCRU
  1. Mời các thành viên khác trong gia đình cùng tham gia vào quá trình chăm sóc để cùng chia sẻ gánh nặng với người nhà bệnh nhi:”Chị có thể gọi điện cho chồng hoặc người thân của chị vào bệnh viện không? Nếu một mình chị phải chăm sóc cho bé trong một thời gian dài, tôi lo rằng sẽ ảnh hưởng sức khỏe của chị.”
  2. Khi gặp tình huống khó khăn, có thể gọi các bạn đồng nghiệp khác đến để được hỗ trợ.
  3. NVYT có thể gợi ý để họ nhờ đến sự giúp sức từ mạng lưới giúp đỡ của cộng đồng, hàng xóm láng giềng, bạn bè…

3 Theo dõi và can thiệp.

Thời gian tiếp xúc thăm khám, trao đổi của mỗi lần khám thường không đủ để giải quyết nhiều vấn đề hoặc các vấn đề phức tạp, dài hơi. Vì vậy, bác sĩ có thể trao đổi lịch hẹn gặp ở những lần sau. Nên lưu ý là, mỗi bác sĩ phải khám và quản lý rất nhiều hồ sơ bệnh án khác nhau, cần tránh việc quên mất các thông tin cơ bản và quan trọng đối với hoàn cảnh và tình huống của họ.

Xử lý tình huống khó với người nhà bệnh nhi sẽ hỗ trợ mối quan hệ giữa NVYT và thân nhân trẻ bệnh có thể gặp nhiều khó khăn về phía NVYT, thân nhân, bệnh lý của trẻ và môi trường làm việc. Với mỗi tình huống, NVYT có một trải nghiệm mới để đào sâu về tính cách của NVYT, tính cách của thân nhân, để cải thiện mối quan hệ giữa hai bên, hầu đạt đến mục tiêu là cứu sống và giúp trẻ bệnh cũng như thân nhân cảm thấy thoải mái trong quá trình điều trị tại bệnh viện.  

Tài liệu tham khảo

Debra, L. Palazzi. (2015). Communicating with Pediatric Patients and their Families: the Texas Children’s Hospital Guide for Physicians, Nurses and other Healthcare Professionals