Một nghiên cứu hợp tác giữa bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới (BVBNĐ)Đơn vị Nghiên cứu Lâm sàng Đại học Oxford (OUCRU) thực hiện tại hai khoa cấp cứu người lớn cho thấy những căng thẳng mà thân nhân đối mặt khi người bệnh nhập viện tại khoa chăm sóc đặc biệt trong tiến trình dài. Nghiên cứu tìm hiểu những lo lắng liên quan đến các vấn đề tâm lý xã hội như khả năng tài chính cụ thể chi phí điều trị cho người bệnh; không được chăm sóc trực tiếp do người bệnh ở phòng cấp cứu; chưa được giải đáp các thắc mắc về thông tin tình trạng bệnh của người thân.

Nhiều người bệnh nặng chuyển đến BVBNĐ từ các tỉnh xung quanh và trải nghiệm lâu dài tại bệnh viện cho việc điều trị bệnh. Trong khoảng thời gian này, họ được chăm sóc bởi các đội ngũ y bác sĩ chuyên nghiệp và những người thân người bệnh cùng chăm sóc người bệnh xuyên suốt thời gian nhập viện để hỗ những kỹ thuật chăm sóc cơ bản như cho ăn, vệ sinh cá nhân hay tập vật lý trị liệu. Có vài người bệnh đau vì căn bệnh như uốn ván, nhiễm trùng não và họ phải ở lại bệnh viện từ vài tuần đến vài tháng dài. Đối với thân nhân người bệnh thì điều này là một sự trải nghiệm đầy cẳng thẳng.
Nhóm nghiên cứu đã chọn nghệ thuật trong hỗ trợ tâm lý là một trong những cách tiếp cận can thiệp với sự hỗ trợ của chuyên viên được đào tạo về tâm lý trị liệu. Trung bình thời lượng cho mỗi buổi không quá 60 phút.

Nghệ thuật trị liệu được sử dụng như là tiến trình sáng tạo để cải thiện và nâng cao chất lượng về thể chất cũng như cảm xúc của mỗi cá nhân. Mục đích của các buổi thực hành nghệ thuật trong hỗ trợ tâm lý là giúp thân nhân có thể hiểu dược những cảm xúc, căng thẳng hiện tại họ đang có và hướng họ đến sự tập trung vào một số tiến trình nghệ thuật để giải tỏa được những cảm xúc và những lo âu trong thời gian ở bệnh viện.

Sau đây là sự cảm nhận của thân nhân người bệnh nặng trong thời gian dài về các quá trình và hoạt động được cung cấp trong nghệ thuật trị liệu và các tác động đối với người tham gia.

Kết nối sự tham gia của thân nhân

Đầu tiên, nhóm điều phối giúp tham dự làm quen, tự tin chia sẻ trong các buổi sinh hoạt nhóm và cũng như nhận diện cảm xúc hiện tại thông qua hoạt động giới thiệu bản thân . Điều phối viên đặt các đồ vật như quả trứng, lọ thủy tinh, đồng hồ, các khối rubic v.v và hướng dẫn nhóm chọn bất cứ dụng cụ nào họ muốn. Điểm khởi đâu, mọi người có sự rụt rè và lạ lẫm với hoạt động này. Tuy nhiên, sự mạnh dạn được tăng lên sau đó khi nhóm được tin tưởng và có sự tương tác tốt với các thành viên thì mọi người chọn được các vật dụng và bắt đầu chia sẻ ý nghĩa tại sao họ chọn vật dụng ví dụ như có người thì chọn quả trứng với mong muốn mọi sự đều trọn vẹn, trọn đầy và suôn sẻ hay có một thành viên chọn lo thủy tinh nhỏ có nắp vì họ nghĩ bình thủy tinh trong sáng sẽ hướng đến mong muốn tình trạng bệnh của mẹ mình sẽ tươi sáng hơn.

Bức tranh vẽ của một tham dự viên trong buổi sinh hoạt

Người điều phối đặt những hình ảnh liên quan đến các chủ đề, sự kiện khác nhau và khuyến khích tham dự viên chọn bất kỳ một tâm hình nào thể hiện cảm xúc hiện tại. Các cảm xúc được phản ánh thông qua hình ảnh giúp họ phần nào “tách ra”, “thoát khỏi” những cảm xúc tiêu cực: đẩy các cảm xúc vào trong bức ảnh, và chia sẻ bức ảnh trong nhóm, có được sự ghi nhận và thông cảm từ nhóm.

Kết nối cảm xúc

Đường nét vẽ tự do
Các đường nét vẽ của tham dự viên trong buổi sinh hoạt

Tham dự viên được hướng dẫn vẽ những đường nét một cách liên tục và tự do theo cảm xúc hiện tại của mình. Nhóm thân nhân được khuyến khích chọn màu mà họ thích. Những đường nét đó được kết nối với nhau như những hình ngẫu nhiên, và bước cuối cùng, những hình đó được tô màu. Đây là hoạt động khuyến khích được sự suy nghĩ, sáng tạo của thân nhân. Sự tập trung vào một sự việc cụ thể để không có những suy nghĩ hay lo âu nào khác trong lúc này. Nhóm nghiên cứu và điều phối viên quan sát và ghi nhận được những cảm xúc của thân nhân như một số tham dự viên vẫn giữ tâm trạng buồn và cũng có những người khác gặp khó khăn khi tập trung thực hiện hoạt động.

Có mặt ở giây phút hiện tại

Sự căng thẳng, lo âu xảy ra khi có những nguyên nhân kích hoạt sự căng thẳng một cách mãnh liệt thì cơ thể sẽ phản ứng bằng cách kích hoạt một chế độ báo động khiến cho phần thân não được kích hoạt như trạng thái tim đập nhanh hơn, đau đầu dữ dội hoặc hơi thở quá nhanh hoặc chậm và báo động cơ thể sẵn sàng ứng phó với tình huống căng thẳng

Với thân nhân tại các khoa cấp cứu của bệnh viện, họ thường xuyên trong tình trạng lo sợ theo sự chuyển biến của người bệnh. Thân nhân thường mất ngủ và tập trung chủ yếu vào tình trạng của người bệnh nặng. Lo âu cũng có thể vì:

  • Không thể chăm sóc trực tiếp người bệnh
  • Chưa có sự hiểu biết rõ ràng về người bệnh bệnh nặng
  • Sự không chắc chắn của việc điều trị cho căn bệnh nặng
  • Hạn chế thời gian để thảo luận với bác sĩ về tình trạng của người bệnh
  • Tại bệnh viện, không có không gian cho các hoạt động tương tác để giảm sự căng thẳng và lo âu
  • Bị tách riêng biệt do người bệnh được chăm sóc riêng và các vấn đề gia đình: cam kết tài chính trong côn việc và chăm sóc những thành viên khác trong gia đình

Khi ở trạng thái lo lắng hoặc căng thẳng cao độ thì vùng thân não liên tục bị kích hoạt khiến các vùng não khác như vùng vỏ não kiểm soát suy nghĩ và hệ thống tâm trí và vũng não cảm xúc điều chỉnh cảm xúc kém hiệu quả

Ghi nhận về những tác động của mức độ căng thẳng kéo dài đối với mỗi cá nhân, nhóm nghiên cứu đã tiến hành một buổi trị liệu nghệ thuật về xúc giác. Nhóm đã giới thiệu hoạt động God’s eyes để giúp thân nhân người bệnh thư giãn cơ thể và kích thích cảm nhận. Nhóm nghiên cứu phát hiện ra rằng sự mềm mại của len, chuyển động động quấn các sợi len liên tục liên tục cũng giúp thân nhân cân bằng cảm xúc và mang lại sự bình tĩnh, thư giãn.


Ngoài ra, sự lặp đi lặp lại tạo nền tảng cho trạng thái tỉnh thức (mindfulness) như hỗ trợ thân nhân có ý thức và nhận biết cảm xúc hiện tại, và toàn tâm chuyên chú vào quá trình tạo ra sản phẩm với len và không tập trung vào những lo lắng về người bệnh hoặc những thách thức khác mà họ đang đối mặt.

hoạt động God's eyes
Một tham dự viên thực hiện những bước đầu trong hoạt động God’s eyes

Bài viết có thể tải được theo link sau: Link

Xem thêm phần 2: Kết quả của ứng dụng nghệ thuật trong hỗ trợ tâm lý