Đối với bệnh viện tại Việt Nam thì ngành Công tác Xã hội (CTXH) bệnh viện rất mới, còn rất nhiều anh em nhân viên y tế chưa hiểu được vai trò CTXH sẽ giúp gì cho bệnh viện, ban giám đốc một số bệnh viện vẫn chưa đặt phòng CTXH là trọng tâm phát triển về mặt chuyên môn CTXH, nhân sự. Hiện nay, tình hình các phòng CTXH thành lập dựa theo thông tư 43 của Bộ Y Tế.
Có nhiều nhân viên y tế đặt câu hỏi tại sao thành lập phòng CTXH? Bài viết về khái niệm và đặc điểm của Công tác Xã hội (CTXH) bệnh viện có thể được tìm hểu thêm tại đây. Theo định nghĩa CTXH bệnh viện là hỗ trợ bệnh nhân về mặt tinh thần như tư vấn tâm lý, hiểu những nỗi lo lắng, cảm xúc của bệnh nhân để giúp bệnh nhân hợp tác cùng bác sĩ để hỗ trợ hồi phục sức khỏe.

Một số trường hợp cần được sự hỗ trợ phòng CTXH bệnh viện
+ Hỗ trợ vật chất: Lâu nay bệnh viện VN đã có phòng riêng luôn gây quỹ để hỗ trợ bệnh nhân nghèo như đăng tin lên báo để tìm kiếm sự hỗ trợ hoặc các mạnh thường quân đóng góp vào nguồn quỹ cộng đồng của bệnh viện.
Một câu hỏi đặt ra là nếu sau khi bệnh nhân được hỗ trợ vật chất thì bệnh nhân được hỗ trợ các dịch vụ điều trị tại bệnh viện, nếu trường hợp bệnh nhân trở thành người khuyết tật vĩnh viễn do căn bệnh gây ra như một số bệnh do ảnh hưởng của hệ thần kinh trung ương tác động đến, họ sẽ sống như thế nào cho quảng đời còn lại, gia đình sẽ làm gì để hỗ trợ người bệnh?
Đối với trường hợp này bệnh nhân rất cần nhân viên CTXH đến có thể tư vấn, chia sẻ nỗi lo bệnh nhân và giới thiệu đến các trung tâm tập Vật lý trị liệu hoặc các trung tâm hỗ trợ người khuyết tật. Vậy vai trò của nhân viên CTXH ở đây chính là cầu nối để hỗ trợ về các dịch vụ xã hội.
Trường hợp nếu bệnh nhân nhiễm HIV, gia đình từ chối trách nhiệm và không chăm sóc bệnh nhân vì lo sợ vấn đề lây nhiễm, kì thị. Vai trò CTXH trong tình huống này là gì? Nhân viên CTXH vừa là người tư vấn, giải thích thông tin bệnh, quá trình lây nhiễm, khuyến khích sự chấp nhận bệnh nhân và đồng hành cùng họ nếu như gia đình thân nhân hợp tác.
Vẫn như trường hợp trên nhưng khó khăn hơn gia đình vẫn không chấp nhận bệnh nhân nhiễm HIV, một số trung tâm chăm sóc bệnh nhân nhiễm HIV không chấp nhận chăm sóc những bệnh nhân khi họ còn gia đình. Vai trò CTXH là giải thích, cung cấp thông tin cho trung tâm chăm sóc bệnh nhân nhiễm HIV và có những hồ sơ xã hội để chứng minh rằng gia đình đã bỏ rơi.
Trên là hai trường hợp để chúng ta thấy CTXH bệnh viện rất quan trọng đóng góp vai trò là cầu nối, tư vấn, chia sẻ và hỗ trợ bệnh nhân không chỉ về vật chất mà còn tâm lý, các nhu cầu xã hội để giúp bệnh nhân được tiếp cận các dịch vụ xã hội trong việc hồi phục sức khỏe.
Xem thêm: Tiến trình Công tác Xã hội Bệnh viện