Công tác từ thiện và Công tác xã hội (CTXH) đều hướng đến mục đích tốt đẹp là trợ giúp các cá nhân, nhóm hay cộng đồng đang gặp những khó khăn. Tuy nhiên việc làm rõ sự khác nhau giữ hai khía cạnh này góp phần tăng hiệu quả cho việc hỗ trợ cho các cá thể đã đề cập ở trên.
Xuất phát của Công tác xã hội là từ những hoạt động từ thiện thuần túy ở các nước Mỹ, Anh, Ấn Độ. Với sự gia tăng về nhu cầu, sự phát triển nhanh chóng của xã hội về kinh tế, đã dẫn đến một thách thức buộc những cách giúp đỡ từ thiện này phải thay đổi vì nguồn lực xã hội có hạn và làm thế nào để giúp những người được giúp đỡ thay đổi tích cực, phát triển toàn diện và bền vững.
Công tác xã hội được biết đến như là một hoạt động giúp đỡ cá nhân, nhóm, cộng đồng (gọi chung là thân chủ) giải quyết các vấn đề thông qua những kiến thức và kỹ năng chuyên môn của Công tác xã hội, huy động sự tham gia của thân chủ, nguồn lực cộng đồng, những chính sách để hỗ trợ giúp thân chủ phát huy tối đa khả năng tự giải quyết vấn đề của bản thân.

Bảng so sánh giữa hoạt động từ thiện và công tác xã hội chuyên nghiệp.
Hoạt động từ thiện, cứu trợ | Công tác xã hội chuyên nghiệp | |
Mục đích | Giúp đỡ người hoạn nạn, khó khăn do nhiều nguyên nhân khác nhau. | Giúp đỡ người hoạn nạn, khó khăn do nhiều nguyên nhân khác nhau. |
Động cơ | – Lòng thương người- Thiện tâm, thiện chí- Tôn giáo (để đức cho con, cứu rỗi linh hồn…)
– Cá nhân: thỏa mãn nhu cầu tâm lý (tự khẳng định, tự bù đắp…) – Tạo uy tín cho tập thể, cho cá nhân. | – Lòng thương người- Thiện tâm, thiện chí
– Điểm khác: Xem đối tượng và lợi ích của đối tượng là mối quan tâm hàng đầu. |
Phương pháp | – Vận động dự đóng góp của người khác- Phân phối vật chất quyên góp được hay hàng hóa viện trợ đến đối tượng
– Mang hình thức ban bố | – Làm cho đối tượng có vấn đề phát huy tiềm năng của chính mình để tự vươn lên, đóng góp cho xã hội.- Bằng các phương pháp khoa học xã hội dựa trên kiến thức và kỹ năng chuyên môn để giúp người “tự giúp”. |
Mối quan hệ giữa người giúp đỡ và người được giúp đỡ | – Nhất thời, có khi không có mối quan hệ nào;- Từ trên xuống;
– Thái độ ban ơn, kẻ cả. | – Là mối quan hệ nghề nghiệp ;- Mang tính chất bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau. |
Người giúp đỡ | – Chủ động- Quyết định
– Áp đặt – Làm thay | -Tìm hiểu nhu cầu, tôn trọng sự tự quyết của đối tượng, “làm với”,gây ý thức, khuyến khích sự tham gia |
Người được giúp đỡ | – Thụ động | – Chủ động tham gia giải quyết vấn đề của chính mình |
Kết quả | -Vấn đề thật không được giải quyết, chỉ xoa dịu tạm thời.-Đối tượng có thể trở thành ỷ lại, đòi hỏi, chờ đợi. | -Vấn đề được giải quyết, đối tượng được giúp đỡ khắc phục khó khăn, vươn lên tự lực. |

Sự khác nhau này thường được minh họa bởi câu nói “cho cần câu thay vì cho con cá”. Qua so sánh trên có thể thấy được việc giúp đỡ người khác để họ phát huy được nội lực tự giải quyết vấn đề khó khăn của mình đòi hỏi phải dựa trên cơ sở khoa học, phát triển bền vững. Đó là điều mà công tác xã hội chuyên nghiệp hướng đến. Vì vậy trước muốn giúp đỡ ai đó, cần cân nhắc cẩn trọng những ảnh hưởng và tác động về sau đến người được giúp.
Mỗi chúng ta đều có nhiều lựa chọn để giúp đỡ người khác, và ai cũng đều mong muốn sau những giúp đỡ của mình, người được giúp sẽ có thêm sức mạnh, chủ động hơn để giải quyết các vấn đề và sự phát triển của cá nhân họ.
Xem thêm: Công tác xã hội bệnh viện
Tài liệu tham khảo
- Charles, H. Zastrow. (2009). Introduction to Social Work and Social Welfare: Empowering People, Cengage Learning.
- Nguyễn Thị Ngọc Bích. (2012). Tài liệu giới thiệu nghề Công Tác xã hội do CFSI tài trợ.