The psychology of healthcare workers

0
15

I. Định nghĩa về người chăm sóc

Người làm công tác chăm sóc sức khỏe có đối tượng cần quan tâm là con người, không phải đơn thuần điều trị căn bệnh Vì vậy, nuôi dưỡng mối quan hệ tin tưởng với bệnh nhân là điều hết sức cần thiết.

Người làm công tác chăm sóc sức khỏe phải đối mặt với câu hỏi về ý nghĩa cuộc sống, với những câu hỏi nền tảng của con người. Những người này chăm sóc cả thể xác và tâm hồn.

II. Lợi ích

Nguồn: https://pixabay.com/en/checklist-check-list-marker-2077020/

Người làm công tác chăm sóc sức khỏe làm việc để :

  • Phục vụ giá trị của lòng vị tha, bao dung, tinh thần đoàn kết,
  • Phục vụ một mục đích chính đáng,
  • Cho cuộc sống của mình một ý nghĩa
  • Để làm người có ích
  • Để làm việc trong mối quan hệ với người khác
  • Do lòng trung thành với gia đình
  • Để cố gắng hàn gắn lại câu chuyện quá khứ của chính mình
  • Để đạt được một địa vị xã hội
  • Một vị thế quyền lực
  • Để có một công việc cố định
  • Có một mức lương ổn định

Biết được lợi ích của người chăm sóc sẽ giúp các bạn tìm được nguồn trợ lực và động cơ trong những lúc khó khăn.

III. Khó khăn

Công việc liên quan đến sức khỏe con người là một công việc rất phức tạp và không phải luôn trải đầy hoa hồng. Sự nỗ lực hết sức của cán bộ y tế nhiều khi vẫn không đem lại kết quả điều trị hay sư hài lòng của người bệnh và thân nhân. Những tâm lý tiêu cực nhân viên y tế có thể có bao gồm:

Nguồn: https://pixabay.com/en/question-mark-pile-questions-symbol-2492009/
  • Cảm giác thất bại, bất lực, đôi khi vô dụng, hay cảm giác phi lý
  • Căng thẳng, stress (không có thời gian để chăm sóc như các bạn muốn)
  • Không được thừa nhận (việc được nhìn nhận là nhu cầu cơ bản , Maslow)
  • Ấm ức thất vọng
  • Giá trị bản thân bị hạ thấp bởi bệnh nhân, bởi cấp trên, bởi gia đình hay bởi chính mình
  • Trở nên hung dữ với người khác : bệnh nhân, gia đình, ê kíp, hay tự gây hấn với chính bản thân mình : cơ thể hóa, trầm cảm (khi không được nhìn nhận đủ)
  • Các xung đột, những hiểu lầm (do thiếu giao tiếp, thiếu sự chuyển tải thông tin trong ê-kíp)
  • Lo âu và lo hãi của bệnh nhân, của gia đình, hay của chính bản thân mình
  • Nỗi đau về thể xác của bệnh nhân
  • Hiệu ứng gương soi
  • Mệt mỏi về thể xác
  • Mệt mỏi về tinh thần
  • Kiệt sức nghề nghiệp

Những tâm lí xuất hiện rất thường xuyên, đặc biệt khi nhân viên y tế làm việc trong môi trường áp lực cao (chẳng hạn hồi sức cấp cứu). Chú ý đến những biểu hiện tâm lí này để có thể kịp thời hỗ trợ họ, giúp họ cân bằng cuộc sống, qua đó đảm bảo sự tự tin và năng lượng dồi dào để chăm sóc người bệnh hiệu quả.

Nói tóm lại, dù mang trọng trách chăm sóc sức khỏe cộng đồng, nhân viên y tế, về cơ bản, vẫn là một con người, vẫn có những vấn đề tâm lý cần được quan tâm. Do vậy, tâm lý cán bộ y tế là một vấn đề vô cùng quan trọng, đặc biệt khi nó có thể ảnh hưởng cả tích cực lẫn tiêu cực lên hiệu quả điều trị. Sự quan tâm đúng mức đến vấn đề này không chỉ là cách đồng hành cùng những bác sĩ, điều dưỡng mà còn là một phương cách cải thiện kết quả chăm sóc sức khỏe.