I. Mục tiêu

  1. Nhân viên y tế cần có mối quan hệ tin tưởng với bệnh nhi.
  2. Trẻ cần cảm thấy được tôn trọng và tham gia vào tiến trình trị liệu.
  3. Mối quan hệ trị liệu giúp nhà trị liệu có thông tin về sự phát triển toàn diện của trẻ.
  4. Qua cách giao tiếp với bệnh nhân nhi, nhà lâm sàng minh họa cho cha mẹ nghệ thuật lắng nghe và tôn trọng trẻ.

II. Tạo môi trường thuận lợi cho sự giao tiếp

  1. Khu vực tiếp nhận bện nhi: trang trí, đồ chơi, sách báo, giấy bút, tranh ảnh, tạo môi trường thân thiện với trẻ. Đặc biệt hình vẽ giúp trẻ minh họa sự cảm nhận về bản thân, gia đình hoặc tình huống.
  2. Phòng khám: giống như khu vực tiếp nhận, phòng khám được trang trí với tranh ảnh có màu sắc, đồ chơi, giấy bút, sách báo phù hợp với lứa tuổi của trẻ. Một không gian yên tĩnh và riêng tư giúp trẻ dễ tương tác với bác sĩ. Không nên có vật cản (như bàn to) giữa bác sĩ và bệnh nhi và ở vị trí ngang tầm với bệnh nhi.
  3. Chào hỏi. Nên chào trẻ trước. Đến gần trẻ một cách yên tĩnh và thân ái và tìm hiểu xem trẻ muốn được gọi bằng tên gì. Bình luận về một món đồ chơi hay một quyển sách mà trẻ mang đến hoặc quần áo trẻ đang mặc.

III. Công cụ giao tiếp với bệnh nhân nhi

  1. Câu hỏi mở giúp trẻ bày tỏ cảm nghĩ và lý do đến khám.
  2. Ngưng nói và thinh lặng giúp trẻ có thời gian suy nghĩ và bày tỏ cảm giác mà không bị áp lực, cho trẻ thấy trẻ được tôn trọng và quan tâm.
  3. Phản chiếu (lặp lại). Khi trẻ nói một điều có ý nghĩa, ta lặp lại những từ quan trọng với giọng nói trung lập để khuyến khích trẻ nói rõ hơn và sâu hơn.
  4. Thấu cảmNhìn nhận và đáp ứng những cảm giác một cách nồng ấm và đồng cảm. Lắng nghe thông điệp sau các từ ngữ.
  5. Lắng nghe tích cực. Chú ý và gợi cuộc đối thoại bằng câu hỏi mở, thinh lặng, lặp lại để giao tiếp với trẻ trong sự tôn trọng và quan tâm. Cả ngôn ngữ cơ thể (nghiêng phía trước, tiếp xúc mắt) và biểu lộ bằng lời (ví dụ “Con nói thêm đi”), làm cho trẻ thoải mái biểu lộ cảm giác và tư duy. Để trẻ hướng dẫn cách nói và tốc độ nói.
  6. Tóm tắt. Sau khi đã giải thích việc thăm khám và điều trị, nhắc lại những điểm chính, tránh dùng từ ngữ y khoa. Bảo trẻ nói lại để đảm bảo trẻ hiểu các thông tin. Nên hướng dẫn thực tế và cụ thể.

IV. Kỹ thuật giao tiếp tùy nhóm tuổi

A. Kỹ thuật tổng quát.

  1. Trước khi khám, bạn nên nói chuyện, chơi với trẻ để làm trẻ bớt lo sợ. Lưu ý tính khí của trẻ và tiếp cận trẻ cách thích nghi.
  2. Dùng từ ngữ phù hợp với lứa tuổi và tiếp xúc mắt. Ví dụ, trẻ nhỏ hơn 2 tuổi, có thể sợ tiếp xúc mắt. Trẻ sẽ thoải mái hơn khi thấy cha mẹ đáp ứng với bác sĩ một cách thân thiện. Ngoài ra, những câu hỏi như “khi nào” và “tại sao” không cần thiết ở trẻ nhỏ vì trẻ chưa hiểu thời gian và lý do.
  3. Bắt đầu với câu hỏi về gia đình và chủ đề thoải mái để động viên trẻ trước khi đề cập đến những chủ đề khó hơn. Nói về những điều trẻ thích thú (thể thao, âm nhạc), gia đình, bạn bè, hoặc trường học.
  4. Đề cập đến những vấn đề khó một cách không phê phán. Hỏi cách gián tiếp những vấn đề tế nhị như bắt nạt, sợ hãi, thất bại học tập, nghiện thuốc, tình dục, dọa tự tử, xung đột gia đình. Ví dụ, “vài trẻ bảo tôi là cảm thấy nặng nề với một số bạn trong trường. Cháu có biết bạn nào như thế không? Cháu thấy thế nào?”
  5. Tính khôi hài có thể làm giảm lo sợ và làm cho buổi khám vui tươi.

B. Giao tiếp với trẻ < 6 tháng tuổi.

  1. Trong quá trình phát triển, trẻ ở giai đoạn cộng sinh.Trẻ và người chăm sóc có sự gắn bó rất nhiều. Trẻ không sợ người lạ.
  2. Ở tuổi này, nhân viên y tế nên làm mẫu cho cha mẹ những cách nói chuyện và khuyến khích sự phát triển ngôn ngữ phù hợp nhất ở các bé.

C. Giao tiếp với trẻ 6 – 36 tháng tuổi.

Giao tiếp với trẻ 6 – 36 tháng tuổi
Nguồn ảnh: pngtree.com
  1. Trong quá trình phát triển, trẻ ở giai đoạn tách rời – cá thể hóa. Trẻ thường sợ người lạ và có thể bám chặt cha mẹ trong khi trẻ dần dần bớt gắn bó và bắt đầu sống tự lập.
  2. Trẻ cần được ở gần cha mẹ (ngồi trong lòng cha mẹ) để trẻ được an tâm.
  3. Tránh nhìn thẳng mặt trẻ < 2 tuổi, vì trẻ sợ bị đe dọa.
  4. Đến gần trẻ nhẹ nhàng và từ từ. Nhìn ngôn ngữ cơ thể để xem trẻ có chấp nhận không. Chờ đến khi trẻ chịu rời khỏi lòng cha mẹ.
  5. Dùng trò chơi để gây sự chú ý của trẻ và làm trẻ đỡ lo âu.
  6. Chuẩn bị sờ đến người trẻ. Giả vờ khám cha mẹ hoặc búp bê hay thú nhồi bông để trẻ bớt lo trong lúc khám và làm thủ thuật.

D. Giao tiếp với trẻ 3 – 6 tuổi.

Giao tiếp với trẻ 3 – 6 tuổi.
                Nguồn ảnh: i.pinimg.com
  1. Trong quá trình phát triền, trẻ ở giai đoạn khởi xướng của tuổi tiền học đường. Trẻ tiến bộ trong phát triển ngôn ngữ và có thể chơi tưởng tượng. Bệnh tật được trẻ hiểu qua trung gian tư duy ma thuật.
  2. Hãy dùng ngôn ngữ đơn giản. Trẻ phát triển ngôn ngữ cảm nhận và diễn đạt từ 3 tuổi giúp bác sĩ bắt đầu dùng kỹ thuật giao tiếp được mô tả ở phần trên để rút ra những quan ngại và tư duy của trẻ. Hãy nhớ, ngôn ngữ cảm nhận tiến nhanh hơn ngôn ngữ diễn đạt.
  3. Động viên trẻ đặt câu hỏi.
  4. Giải thích các thủ thuật cho trẻ và cho phép trẻ tham gia trong việc khám bệnh. Hãy để trẻ lựa chọn và nói về cách chăm sóc trẻ.
  5. Vì các trẻ này bước vào tuổi đi học, trẻ có thể ở 1 mình trong phòng khám với bác sĩ để giúp trẻ phát triển quan hệ độc lập.

E. Giao tiếp với trẻ 6 – 12 tuổi.

  1. Trong quá trình phát triển, trẻ ở giai đoạn công nghiệp của tuổi đi học. Trẻ cải thiện kỹ năng nhận thức và có thể hiểu nguyên nhân và hậu quả. Trẻ có đặc tính tư duy cụ thể, nhưng chưa có khả năng khái quát hóa và hiểu nguyên nhân gây bệnh như ở trẻ sắp bước vào tuổi vị thành niên.
  2. Trẻ ở tuổi đi học thích nói về gia đình, bạn bè, nhà trường và những khía cạnh của cuộc sống. Những sự thích thú và sức mạnh của trẻ được xác định.
  3. Sự giải thích quá trình, đánh giá và phương án trị liệu trở thành quan trọng và hữu ích trong sự cổ võ hợp tác của các trẻ trước tuổi vị thành niên.
  4. Hãy ngồi với một mình trẻ trong chốc lát để xác định những điếu khác được trẻ quan ngại và tiếp tục duy trì mối quan hệ với trẻ.

F. Giao tiếp với trẻ vị thành niên.

  1. Trong quá trình phát triển, trẻ ở giai đoạn nhân thân. Trẻ quan tâm đến sự thay đổi của cơ thể và bắt đầu lý luận trừu tượng. Trẻ có khả năng hiểu những nguyên tắc tổng quát của bệnh tật và sự lành bệnh.
  2. Tiếp trẻ một mình tách rời khỏi cha mẹ để tôn trọng sự tập sống độc lập, để nhìn nhận tính cá thể, và để vun trồng mối liên minh trị liệu.
  3. Giúp trẻ nói lên những quan ngại của trẻ.
  4. Nhấn mạnh và làm sáng tỏ những vấn đề bảo mật, vì trẻ sẽ không thổ lộ tâm sự nếu cha mẹ trẻ biết. Cần có sự đồng ý của trẻ trước khi chia sẻ thông tin về trẻ cho người khác.
  5. Đề cập đến những điều tế nhị (xì ke, tình dục, trầm cảm, lo âu, rối loạn ăn uống) mà không phê phán sau khi được trẻ tin tưởng. Câu hỏi gián tiếp hoặc bắt đầu hỏi về kinh nghiệm của các bạn trước khi đề cập về bản thân trẻ.
  6. Đừng ép trẻ vị thành niên nói. Hãy kiên nhẫn và tôn trọng sự riêng tư của trẻ. Chỉ đề cập đến những điều tế nhị khi trẻ đã tin tưởng nhà tri liệu.
  7. Nói về “căng thẳng” dễ hơn nói về trầm cảm, lo âu, vì căng thẳng là một phần của cuộc sống.
  8. Luôn nói sự thật.
  9. Nhìn nhận trẻ vị thành niên chịu trách nhiệm về sức khỏe bản thân và bênh vực trẻ đối với cha mẹ.

V. Vài điểm cần lưu ý

A. Nhạy cảm văn hóa

  1. Tôn trọng giá trị văn hóa, niềm tin, và thái độ của trẻ và cha mẹ là điều thiết yếu để hỗ trợ giao tiếp và hợp tác. “Bạn gọi bệnh này là gì? Nó do đâu mà ra? Bạn đã điều trị cháu như thế nào?”
  2. Kiến thức về văn hóa sẽ giúp tránh buồn khổ vô tình. Ví dụ, người Việt Nam tỏ vẻ tôn trọng bác sĩ bằng cách không nhìn thẳng mặt bác sĩ. Quá quan tâm đến trẻ sẽ làm cho người Hmong sợ, vì họ nghĩ sẽ gây sự chú ý của ác thần.

B. Giao tiếp không lời

 Ngôn ngữ cơ thể (tư thế, nét nặt), chất giọng rất quan trọng đối với trạng thái tâm lý của trẻ. Những dấu hiệu không lời có thể cung cấp thông tin then chốt về sự thật của trẻ.

C. Tương tác cha mẹ – con

Quan sát sự gắn bó giữa cha mẹ và con cái, kiểu giáo dục và kỹ năng làm cha mẹ. Làm mẫu cho cha mẹ về cách ăn nói, hành vi nhẹ nhàng và kỷ lụật

D. Thủ thuật

Giải thích các thủ thuật (ví dụ: tiêm chủng, lấy máu tĩnh mạch, phẫu thuật) gây đau đớn và lo sợ. Sự hiện diện của cha mẹ trong lúc tiến hành thủ thuật làm giảm stress cho trẻ, nên tránh trẻ xa cách cha mẹ. Hãy nói thật là thủ thuật làm đau. Để trẻ chọn cho lấy máu bên tay nào.

E. Bệnh tật và nhập viện

  1. Trước khi nhập viện, hãy giải thích cho trẻ và cha mẹ về những thủ thuật để chẩn đoán và điều trị.
  2. Nhập viện gây một sự thay đổi môi trường đột ngột và làm mất sự độc lập. Mô tả môi trường bệnh viện cho trẻ biết.

F. Những sai lầm cần tránh

  1. Chỉ giao tiếp với cha mẹ. Nên bắt đầu chào trẻ vì chính trẻ là bệnh nhân.
  2. Vừa khám vừa hỏi. Kỹ thuật này không làm cho bác sĩ tiếp xúc mắt, giao tiếp hiệu quả, hoặc thiết lập mối quan hệ tin tưởng với trẻ.