1. Nhận thức và tự nhận thức
Các thân nhân chia sẻ rằng sự thể hiện thông qua trị liệu nghệ thuật như các bức tranh, các đường nét giúp họ tập trung vào cảm xúc hiện tại, nhận ra được sự kết nối giữa cảm xúc và thân thể. Có những lúc họ cảm thấy tồi tệ hơn nhưng những nhận thức về mặt cảm xúc ban đầu để họ khám phá và chấp nhận cảm xúc cũng như bối cảnh của người bệnh. Chẳng hạn như có một cá nhân vẽ hai chiếc lá và chia sẻ “lá héo làm hoa cũng héo theo”, Chị xác nhận tâm trạng của chị đi xuống vì nghe tin người bệnh nào đó trong phòng cấp cứu qua đời. Còn thành viên khác vẽ về con gà vì đó là biệt danh của cháu chị và chị khóc khi chia sẻ về bức tranh đó vì cháu chị đang mong đợi ông nội tức là anh trai của chị xuất viện về nhà.
Bằng quan sát quá trình tương tác nhóm, người điều phối ghi nhận rằng có những thành viên tức giận, to tiếng ngay từ ban đầu và sau khi vẽ. Sự tức giận và thái độ đổ lỗi cho người khác khi bản thân họ phải chịu áp lức thì đó có thể là cách hộ đối phó để tránh đối diện với những cảm xúc lo lắng quá, buồn và sợ hãi về tình trạng của người bệnh. Đôi lúc, nhóm cũng bị tác động bởi diễn tiến cảm xúc của người bệnh khác. Đáng lưu ý rằng thông qua các hoạt động nghệ thuật, những cảm xúc tiêu cực giảm hơn trước vì họ được nhận diện cảm xúc của mình.
Chị M.T.X có mẹ đang điều trị tại khoa cấp cứu người lớn chia sẻ “cảm thấy ám ảnh bởi hình ảnh mẹ mình bị đoạn chi và vết mổ bị nhiễm trùng. Đồng thời cảm thấy sợ hãi khi thấy tình trạng của mẹ không tiến triển. Chiều hôm trước có 1 người bệnh mới được đưa đến và qua đời ngay trong buổi tối, cả nhóm cùng các thân nhân khác đã cùng giúp đỡ người nhà sắp xếp xe đưa người bệnh về. Chị cảm thấy thêm căng thẳng và lo sợ khi thấy người khác qua đời”
Hay anh N.V.S chia sẻ “cảm giác ám ảnh mỗi khi thấy chiếc xe cứu thương đậu sẵn bên cạnh khu cấp cứu vì xe cứu thương liên tưởng đến hình ảnh mỗi khi có người qua đời. Anh cũng lo lắng cho cha anh vì cụ đã cao tuổi nên đề kháng yếu dẫn đến tình trạng bệnh không được khả quan”
2. Những cách tạo ra những kết nối sâu hơn.
Các thành viên trong nhóm cảm thấy rằng họ có cơ hội bộc lộ được cảm xúc của mình tích cực hơn thông qua trải nghiệm nghệ thuật trị liệu. Hơn thế nữa, những cảm xúc này có thể nhìn thấy và thúc đẩy họ có những suy ngẫm về cảm nhận của mình.
Rõ ràng là các hoạt động vẽ và những gì đã được chia sẻ cởi mở trong nhóm cho thấy rằng các thành viên hướng đến các chủ đề và cảm xúc của sự hạnh phúc, hi vọng, mong đợi, đoàn tụ và những mối quan tâm về người bệnh
Chị N.T.Th có con gái đang điều trị tại khoa cấp cứu tham gia các buổi sinh hoạt thì chúng tôi ghi nhận ngay từ buổi sinh hoạt đầu tiên chị đã khóc rất nhiều và chị ghi rất nhiều thông điệp đến con gái “Mẹ nuôi hi vọng, cố lên H ơi, mẹ yêu và nhớ con. Ráng hồi phục và quay về với mẹ”
Các cá nhân tiếp cận với sự đa dạng khác nhau của tiến trình nghệ thuật trị liệu. Họ học được cách kiểm soát những phản ứng cảm xúc, được chuẩn bị cho những thách thức về cảm xúc với người bệnh và tăng cảm giác tự tin và hiệu quả của chính mình hơn.
Trong các hoạt động kết nối cụ thể, thân nhân hoàn toàn có thể tập trung thực hiện một hành động cụ thể,“tạm gác”những lo lắng suy nghĩ bên ngoài và thay đó là gởi những cảm xúc tích cực và những mong đợi cho người thương yêu của mình.
Các điều phối viên đã sử dụng hoạt động nghệ thuật God’s Eyes” để giúp thân nhân quên đi được những cảm xúc tiêu cực trong thời điểm hiện tại và tập trung vào hoạt động. Những sản phẩm được tạo ra đó là sự tích hợp những suy nghĩ và cảm xúc tích cực. Tham dự viên rất quan tâm và thích hoạt động này vì họ được tập trung rất sâu để thấy được mức độ căng thằng và lo âu được giảm xuống sau mỗi lần tham gia.
Chị M.T.X chia sẻ “Hoạt động vẽ, hay dùng len để làm “Con mắt vũ trụ” làm cô thấy nhẹ nhõm vô cùng. Khi là cùng với mọi người cô thấy mình được chia sẻ nhiều lắm”
Ứng dụng nghệ thuật trị liệu này đã giúp thân nhân có sự gắn kết, chia sẻ và hỗ trợ lẫn nhau tốt hơn khi tham gia các buổi sinh hoạt. Tham dự viên chia sẻ họ cảm thấy an toàn trong nhóm, được chia sẻ lẫn nhau và cảm nhận được sự ấm áp và thân thiện khi đang ở bệnh viện. Vì mỗi hoạt động đều diễn ra trong một nhóm nhỏ, tham dự viên cảm thấy thoải mái hơn để chia sẻ một cách cởi mở, có thể học hỏi lẫn nhau để nhận diện cảm xúc, và hiểu những lo lắng và căng thẳng. Thể hiện được chính cảm xúc của mình thông qua quá trình rất sáng tạo thúc đẩy cảm xúc tích cực nhiều hơn và hỗ trợ hoàn toàn đón nhận và hiểu về chính cảm xúc của mình
Họ trở nên có ý thức về nguồn cảm xúc tiêu cực như nghe người khác qua đời hay sự hoảng sợ khi nghe tiếng xe cấp cứu. Đó là những suy nghĩ và lo âu thường nhật mà họ đối diện nhưng thông qua các hoạt động thì họ có những trải nghiệm tốt hơn về mặt cảm xúc
Anh L.M.T chia sẻ “lần đầu tiên đến một bệnh viện được tham gia một nhóm vẽ, sinh hoạt như thế này làm cho anh rất bất ngờ. Đây được coi như là một cơ hội để mọi người biết, hiểu nhau nhiều hơn.”
Ứng dụng nghệ thuật trí vào trong một nhóm nhỏ thân nhân đang có những căng thẳng và lo âu đã cho thấy rằng nhưng can thiệp này mang lại những tác động tích cực và hỗ trợ cần thiết về tâm lý xã hội . Vì thế, các trung tâm y tế, các nhà nghiên cứu, các tâm lý gia hay các nhân viên CTXH bệnh viện cũng cần xem xét ứng dụng trong nghệ thuật trị liệu này vào trong các hoạt động hỗ trợ tâm lý cho người bệnh hay thân nhân để mang lại những lợi ích và cải thiện sức khỏe tâm trí cho họ.
Bài viết có thể tải được theo link sau: Link
Xem tiếp bài viết: Kỹ năng điều phối nhóm