Interactive skills of healthcare workers

Tác giả: Bác sĩ Phạm Ngọc Thanh

0
101

Những kỹ năng tương tác hiệu quả như sự lịch thiệp, nhã nhặn, tôn trọng, thấu cảm, chân thật, tự bộc lộ về bản thân một cách phù hợp và sự quyết đoán, đã được xem như những tiêu chí đánh giá tính cách con người. Đó cũng là những nguồn lực để con người bày tỏ lòng trắc ẩn và chăm sóc người khác

  1. Lịch thiệp và Khéo léo

Ví dụ: Một bạn đồng nghiệp bắt đầu kể chi tiết đời tư của sếp. Bạn có thể nói với người đó: “Đây là chuyện mình không cần biết, và hơn nữa, mình phải chăm sóc người bệnh. Mình xin lỗi nhé”. Khi nói như thế, bạn minh họa sự lịch thiệp và khéo léo ngoại giao. Bạn muốn cho người kia hiểu 2 điều:

  • Bạn không muốn tham gia vào chuyện tầm phào ở cơ quan làm việc.
  • Bạn đến cơ quan để làm việc và phục vụ những nhu cầu của người bệnh.
  1. Nhã nhặn và Tôn trọng
    • Ví dụ của Nhã nhặn:
    • Nhường chỗ ở bàn cho một điều dưỡng khác cần ngồi để ghi chép cuối tua làm việc.
    •  Hỏi một người bệnh có cần sự giúp đỡ gì khi đang chờ bác sĩ khám.
    • Bày tỏ sự Tôn trọng bằng những dấu hiệu phi ngôn ngữ và ngôn ngữ.
    • Những dấu hiệu phi ngôn ngữ cho thấy bạn đang chú ý: duy trì một tư thế tốt, đối diện với người bệnh, tiếp xúc mắt.
  • Những dấu hiệu ngôn ngữ: bằng cách dùng đại từ (anh, chị, cô, bác…) và tên thích hợp.

    Nguồn: https://pixabay.com/en/handshake-regard-cooperate-connect-2009195/
  1. Thấu cảm

Thấu cảm để chứng tỏ bạn hiểu cách người khác cảm nhận.

  • Thấu cảm với đồng nghiệp: bạn cẩn thận lắng nghe điều họ nói với bạn và cố gắng hết sức để hiểu họ.
  • Thấu cảm với người bệnh: bạn chú ý đến mọi điều họ muốn truyền đạt cho bạn, và lặp lại điều họ nói .
  1. Chân thật

Chân thật với chính bản thân khi ứng xử với người khác – hoàn toàn cởi mở và thật thà – trong mọi lời nói và hành động.

  • Đồng nghiệp cảm nhận sự chân thật của bạn khi bạn chú tâm đến việc làm của bạn, và bạn cũng chú tâm đến việc làm của người khác.
  • Người bệnh cảm nhận sự chân thật của bạn khi bạn cho họ thấy bạn đang làm hết sức để phục vụ nhu cầu của họ.
  1. Bộc lộ bản thân cách phù hợp

Tự bộc lộ là cởi mở, hoặc nói một điều gì về bản thân.

Tự bộc lộ được sử dụng tốt nhất khi làm 2 điều:

  • Cho một người khác thấy bạn có cùng trải nghiệm với họ ;
  • Để tỏ sự thấu cảm với người khác.  

Nói cách khác, tự bộc lộ hiệu quả nhất khi được dùng như một cách diễn giải 

Nguồn: https://pixabay.com/en/gravity-sea-stone-balancing-3937532/

Ví dụ về câu truyện với một người bệnh phải giảm cân vì lý do sức khỏe, nói với bạn về việc khó kiểm soát ăn uống. Tự bộc lộ phù hợp có thể như thế này:”Tôi cũng quan tâm đến thói quen ăn uống của tôi. Tôi phải cẩn thận khi đến bất cứ nơi nào và tôi thích ăn bánh ngọt. Nếu tôi ăn được một bánh, tôi có thể ăn được 30 bánh hoặc hơn nữa trong ngày. Bạn có cảm thấy như thế không? Tôi đã cảm thấy thế, và tôi phải có chiến lược ăn uống cho bản thân”. Trả lời như thế cho người bệnh thấy bạn đã cẩn thận lắng nghe họ và thấu cảm với họ . Họ sẽ có một tấm gương từ chính bạn – cán bộ y tế nhận trách nhiệm chăm sóc họ, từ đó họ sẽ có thêm động lực nâng cao sức khỏe bản thân.

  1. Quyết đoán so với hung hăng

Để quyết đoán trong cách giao tiếp, bạn cần có khả năng bày tỏ tư tưởng, ý kiến, và cảm nhận của bạn một cách thoải mái và tự tin trong khi vẫn tôn trọng những tư tưởng, ý kiến, và cảm nhận của người khác. Tuy nhiên, điều quan trọng là không được nhầm lẫn kiểu giao tiếp quyết đoán và giao tiếp hung hăng.

Khi bạn không đồng ý với một đồng nghiệp, một người giao tiếp quyết đoán sẽ dùng ngôn ngữ rõ ràng và trực tiếp đang khi vẫn giữ sự thanh thản và tôn trọng, còn người giao tiếp hung hăng có khuynh hướng dùng ngôn ngữ đối đầu và thậm chí châm biếm đang khi giữ thái độ căng thẳng và trịch thượng. Kết quả của 2 hình thức giao tiếp này, do đó, sẽ có nhiều khác biệt

Ví dụ: một người giao tiếp quyết đoán sẽ nói: “Tôi hiểu bạn đang nói gì và quan điểm của bạn, nhưng tôi không đồng ý với bạn”. Một người giao tiếp hung hăng sẽ nói: “Tôi không đồng ý với bạn vì rõ ràng bạn sai và ý kiến của bạn buồn cười”. Giao tiếp hung hăng rất dễ dẫn đến tổn thương lòng tự trọng người đối diện, không những khiến họ khó tiếp nhận luận điểm của bạn mà còn làm cuộc nói chuyện trở nên căng thẳng không cần thiết.

Nói chung, trong một môi trường phải làm việc với cả người bệnh và đồng nghiệp, kĩ năng tương tác là kĩ năng thiết yếu mà mỗi nhân viên y tế cần tự trang bị cho bản thân. Giao tiếp mềm mỏng, ân cần với người bệnh cũng