Nhận thức được những tác động của bối cảnh đầy thách thức của COVID-19 đối với nhân viên y tế, hội thảo này tìm hiểu một số trải nghiệm của nhân viên y tế tại Việt Nam và thảo luận về những chiến lược để hỗ trợ sức khỏe tâm trí của họ.

Đơn vị Nghiên cứu Lâm sàng của đại học Oxford (Chương trình Kết nối với Y tế và Cộng đồng), Trung tâm Nghiên cứu Cải tiến y tế (CHIR), và Tổ chức Wake Up Schools quốc tế cùng hợp tác tổ chức hội thảo trực tuyến vào ngày 5 tháng 4 năm 2020

Thành viên tham dự hội thảo hỗ trợ sức khỏe tâm trí bao gồm:

Diễn Giả:

  • Orla O’Sullivan: giảng viên Mindfulness quốc tế, Điều phối viên Quốc tế của Wake-up Schools, cố vấn cho World Happiness Festival. Hỗ trợ các đối tượng như: nhân viên y tế Ai-len, tâm lý gia giáo dục, các tổ chức phi lợi nhuận, nhân viên xã hội, người bệnh ung thư, và những nhóm cộng đồng để nâng đỡ sức khỏe, giảm tác động căng thẳng và củng cố hạnh phúc.  https://www.orlaithosullivan.com/
  • Thạc sĩ Lê Thị Mỹ Hằng: Điều phối viên Wake Up Schools Việt Nam, giảng viên Mindfulness. Với kinh nghiệm hướng dẫn các giáo viên về Mindfulness, chị là một thành viên tích cực trong các chương trình tập huấn Mindfulness cho cộng đồng và các tổ chức để cải thiện sức khỏe thể chất và tâm trí .  https://wakeupschools.org/
  • Thạc sĩ Nguyễn Thủy Tiên: Đồng sáng lập và lãnh đạo Mạng lưới Ung thư Vú Việt-Nam (BCNV).  Chị Tiên được Forbes Việt-Nam xếp vào danh sách 30 người cao nhất ở lứa tuổi dưới 30 năm 2016  và là Gương mặt trẻ Nổi bật của năm 2015 . Trong Mạng lưới Ung thư, chị đã phát động một loạt dự án cho người bệnh ung thư vú. https://bcnv.org.vn/en/my-front-page/

Điều phối viên hội thảo:

  • Thạc sĩ Nguyễn Thị Kim Ngọc: Điều phối viên phòng Kết nối Công chúng và Cộng đồng, OUCRU-Việt-Nam.
  • Bs Phan Thị Ngọc Linh- Giám đốc trung tâm Nghiên cứu Cải tiến Y tế (CHIR), TP.HCM, Việt-Nam.

Khách mời:

  • Bs Nguyễn Sơn Lâm: Giảng viên Đại học Y khoa, Bác sĩ bệnh viện Chợ Rẫy (Khoa Thận) .
  • Bs Dương Duy Khoa: Giảng viên Nội khoa, bác sĩ tại bệnh viện đại học Y Dược TP HCM, Việt Nam
  • Bs Nguyễn Lệ Bình: Tâm lý gia nhi khoa, giảng viên đại học Y Phạm Ngọc Thạch, TP HCM, Việt Nam  
  • Bà Nguyễn Thị Lệ Hồng: Trưởng phòng Công tác Xã hội – Bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới , Thành phố Hồ Chí Minh (HCM) , Việt Nam  

I.Những nhân tố gây ra sự căng thẳng của nhân viên y tế

Căng thẳng và áp lực:

Các bác sĩ làm việc trực tiếp ở tuyến đầu với người bệnh thường chịu áp lực lớn và căng thẳng, làm việc trong nhiều giờ dài, lo lắng về sức khỏe và an toàn bản thân, và chịu trách nhiệm điều trị cho người bệnh trong một bối cảnh bất an.  

Sự bất an và tinh thần trách nhiệm của nhân viên y tế kèm theo mức độ căng thẳng có thể tác động tiêu cực trên những người họ tương tác.  

Sợ lây nhiễm trong cộng đồng:

Đại dịch đã lan tràn rất nhanh chóng và số thông tin về ví-rút ít hơn sự tiến triển của vi sinh học. Nguy cơ nhiễm vi-rút càng cao, thì càng tác động trên đời sống xã hội và sự tương tác trong cộng đồng và gây nỗi sợ hãi lây nhiễm thêm trong cộng đồng. Nhân viên y tế cảm thấy có trách nhiệm bảo vệ cộng đồng.  

Tác động trên khối lượng công việc: 

Với số lượng người bệnh nhập viện trong đại dịch Covid-19, thời gian làm việc của bác sĩ và nhân viên y tế khác thường kéo dài để đáp ứng với số lượng người bệnh cần được khám. Nhân viên y tế (NVYT) trong các khoa bệnh nhiễm chỉ vừa đủ thời gian để ăn, uống nước, hoặc đi vệ sinh. NVYT cảm thấy khó khăn khi phải mặc bộ đồ bảo hộ (với kính mắt và khẩu trang), rất khó mặc vào và cởi ra, và cũng ảnh hưởng đến hơi thở của họ. Hậu quả là, nhiều người mặc đồ bảo hộ nhiều giờ, họ cảm thấy kiệt sức nếu không ăn hoặc thiếu ngủ, mọi người bị khô nước vì ít uống nước, và lo sợ chính mình hay người bện bị nhiễm khuẩn. Công việc thường quy và cách hành xử của NVYT cũng bị ảnh hưởng.  

Sợ bị lây nhiễm :

Nỗi lo sợ bị lây nhiễm và cách ly khỏi gia đình và trách nhiệm trong công việc cũng làm gia tăng mức độ căng thẳng của nhân viên y tế. Nếu có gia đình thì họ còn lo không biết có nên gửi con xa gia đình vì sự an toàn của con mình. Một số NVYT khác ở xa gia đình để tránh lây nhiễm cho những thành viên trong gia đình.  

Khi bác sĩ khám cho người bệnh có ho, bác sĩ không biết họ có bị nhiễm bệnh Covid-19 hay không. Hoặc khi có thành viên trong gia đình ho, có phải là họ bị nhiễm không? Sự không chắc chắn này, kèm với sự lo âu không biết chính bác sĩ có bị nhiễm không (mặc dù chưa có triệu chứng) và có nguy cơ lây lan cho gia đình cũng làm tăng thêm sự căng thẳng.  

Đối với các nữ nhân viên y tế có trách nhiệm với con cái và gia đình, họ lo lắng không biết có nên đi làm và có nguy cơ lây nhiễm cho con họ: “Nếu tôi nhiễm bệnh, điều đó sẽ tác động trên đời sống gia đình tôi như thế nào? Tôi lo lắng cho tương lai của chúng tôi.”

Các bác sĩ làm việc trong các khoa khác nhau nhưng trong cùng một bệnh viện điều trị người bệnh COVID-19, có thể nghe những người đi ra vào khoa nhiễm để khử trùng để giảm sự lây lan vi-rút, và biết có người đã bị nhiễm. Điều đó làm cho họ thay đổi hành vi, chẳng hạn như đi thang bộ thay vì dùng thang máy, và hạn chế tiếp xúc với nhân viên khác. Lúc đầu, họ rất sợ, nhưng sau này họ hiểu rõ hơn đó là một trong các bước để tránh sự lây lan cho các người bệnh khác.

Những công văn hay cập nhật các hướng dẫn tạo ra sự gây bối rối:  

Những công văn hay thông tư thường được cập nhật thường xuyên của nhà nước về các thủ tục đáp ứng phòng chống dịch, sự thiếu hụt trang thiết bị như khẩu trang và bộ đố bảo hộ cũng làm nhân viên y tế lo lắng về sự an toàn của mình khi người bệnh tiếp tục vào viện để được điều trị.  

Thông tin từ mạng xã hội :

Bác sĩ thường theo dõi thông tin qua việc đọc tài liệu trên mạng và thấy có nhiều mâu thuẫn và suy đoán làm họ càng lo âu hơn. Điều đó làm họ tự đặt câu hỏi làm thế nào giữ được sự quân bình giữa việc đọc thông tin để nhận thức, đồng thời không nên đọc nhiều quá vì gây thêm lo âu.  

Vấn đề cách ly:

Nhân viên y tế làm việc trực tiếp với người bệnh Covid-19 bị cách ly khỏi cộng đồng bằng cách ở trong một khách sạn được Sở Y tế Tp. HCM bố trí.  NVYT phải cách ly khỏi gia đình và điều đó gây lo âu cho các thành viên trong gia đình, nhất là cho con cái. Trưởng phòng công tác xã hội của bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới cho biết rằng nhân viên y tế lo âu vì nhớ con nhưng hiểu rằng vì nhiệm vụ, họ phải chăm sóc người bệnh và bảo vệ gia đình bằng cách không về nhà trong thời gian nguy hiểm này.  

II.Làm cách nào để hỗ trợ sức khỏe tâm trí cho nhân viên y tế giảm sự căng thẳng và lo âu?

Điều then chốt là sức khỏe thể chất và tâm trí của nhân viên y tế có ảnh hưởng trên cách họ làm việc trong đại dịch. Nếu họ căng thẳng hay kiệt sức, điều đó có thể ảnh hưởng đến chất lượng chăm sóc sức khỏe, vì thế việc hỗ trợ sức khỏe tâm trí sẽ cải thiện chất lượng sống của cả nhân viên y tế và người bệnh rất là quan trọng. Đó chính là mục đích của hội thảo nhằm chia sẻ đến nhân viên y tế một số cách giảm căng thẳng được đóng góp từ khách mời và diễn giả

Ưu tiên chăm sóc nhân viên y tế trực tiếp điều trị người bệnh Covid-19 :

Ngay cả sau giờ làm việc, nhân viên y tế sợ bị lây nhiễm, mặc dù họ được tập huấn tốt để hiểu những nguy cơ Covid-19 và cách tự bảo vệ. Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới đã cố gắng trang bị đầy đủ khẩu trang và ưu tiên cho nhân viên y tế trực tiếp chăm sóc người bệnh bị nhiễm. Những nhân viên hành chính khác dung khẩu trang vải để dành khẩu trang y tế cho nhân viên điều trị người bệnh Covid-19, và cung cấp thức ăn cho nhân viên để tránh họ ra khỏi khoa.   

Vì sự an toàn thực phẩm, nhân viên công tác xã hội chỉ hỗ trợ một cách hạn chế nhưng đảm bảo với những nhà cung cấp thực phẩm rằng họ có thể gửi thực phẩm trực tiếp cho nhân viên y tế đang phục vụ ở tuyến đầu.  

Hỗ trợ nhân viên bị căng thẳng :

Trong thời gian nguy hiểm này, những người cảm thấy căng thẳng có thể dự các hội nghị hoặc hội thảo nhỏ trực tuyến về mindfulness để nâng đỡ họ nhận biết sự mất cân bằng trong cơ thể họ và tìm cách xử lý.   

Nhận biết và nói lên sự căng thẳng cũng như lý do căng thẳng có thể làm giảm sự căng thẳng bên trong của họ. Bằng cách dùng một phương pháp động viên các người bệnh ung thư kể khi những lý do họ cảm thấy căng thẳng trong đại dịch;

 Thủy Tiên chia sẻ:

“Tôi thực sự không thoải mái, tôi lo âu hơn, tôi đau nhiều hơn. Điều đó giúp họ ý thức điều gì đã xảy ra và lý do đang có những cảm xúc đó. Khi ai đó xác định và nói ra được những cảm xúc bên trong, họ sẽ có biết cách điều phối những cảm xúc lo âu đó, và đây là bước đầu tiên. Nếu người bệnh kiểm soát được cảm xúc của mình, họ có thể hợp tác với bác sĩ với nội lực tích cực. Khi một người tỏ vẻ căng thẳng giao tiếp với người khác, thì cả hai sẽ bị căng thẳng nhiều hơn. Ngược lại nều cả hai ít căng thẳng tương tác với nhau, thì công việc họ trôi chảy tốt hơn. Đó là cách sẽ giúp nhân viên y tế giảm căng thẳng trong giai đoạn rất căng thẳng hiện nay.”

Ý thức cách bạn đang phản ứng- đó là căng thẳng về cảm xúc hay thể chất?

Trong thời gian phong tỏa, cảm nhận có một cảm giác bình an, đường sá vắng lặng, số ca mắc Covid-19 đang giảm xuống tại Việt Nam.  

Bác sĩ Khoa chia sẻ:  “Khi tôi thấy tỷ lệ mắc bệnh tăng lên trên thế giới, tôi cảm thấy bất an. Mình đang làm việc trong khoa điều trị,  phải sàng lọc người bệnh, điều này vừa gây trách nhiệm và áp lực nặng nề vừa phải đảm bảo an toàn cho nhân viên y tế và người bệnh. Công việc này cũng đáng sợ. Mặt khác, trường đại học Y khoa động viên việc đào tạo sinh viên năm cuối ngành y và điều dưỡng để tham gia phòng chống đại dịch.”

Nên chăm sóc bản thân. Làm việc trong ngành y, các bác sĩ phải cập nhật thông tin hằng ngày, và cho dù các bác sĩ làm việc như thế nào, các bạn vẫn nên ngủ đủ giấc vì giấc ngủ rất quan trọng. Nhân viên y tế cần củng cố sức khỏe miễn nhiễm và tâm lý.  

Giới thiệu những phương pháp mới để giảm căng thẳng cho nhân viên y tế và người bệnh:

Bệnh viện Đại học Y Dược đã thành lập Khoa Chăm sóc Giảm nhẹ đầu tiên tại Việt-Nam. Khoa này không nhằm điều trị mọi bệnh lý nhưng tập trung vào chất lượng của người bệnh được điều trị đến cuối đợt điều trị hoặc đến khi qua đời. Khoa này không chỉ quan tâm đến sức khỏe thể chất mà còn quan tâm đến tâm lý nữa. Khoa đã tổ chức những hội thảo về tâm lý xã hội hoặc thực tập Mindfulness. Khoa Chăm Sóc Giảm Nhẹ cũng mời các chuyên viên tâm lý hay nhân viên xã hội đã học về tâm lý để dạy về chánh niệm nhằm hỗ trợ cho người bệnh.

Bệnh viện Đại học Y Dược có một Câu lạc bộ Mindfulness mời nhân viên y tế tham gia mỗi thứ sáu. Có độ 20 nhân viên y tế (bác sĩ, điều dưỡng, tâm lý gia hoặc nhân viên hành chánh hay bất cứ ai muốn tham gia để hỗ trợ người bệnh). Ngoài ra, có trị liệu nhóm và nhân viên khoa Chăm sóc Giảm nhẹ, cũng dạy về sức khỏe tâm trí để chống căng thẳng hoặc kiệt sức của nhân viên y tế.  

Bạn có thể xem tiếp phần 2 của hội thảo hỗ trợ sức khỏe tâm trí theo link này