Giao tiếp hiệu quả: Cảm nhận và thấu hiểu văn hóa

Biên dịch: Trần Minh Hiển

0
439

Quá trình giao tiếp hiệu quả là một trong những điều thiết yếu để hiểu đầy đủ về các nhu cầu sức khỏe của người bệnh, từ đó lập ra kế hoạch chăm sóc phù hợp và có ý nghĩa. Tính đa dạng trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe được gia tăng cho cả hai bên bao gồm các cơ sở cung cấp dịch vụ y tế và người bệnh. Sự đa dạng này bao gồm từ phía nhân viên y tế và cả người bệnh/ thân nhân; để xây dựng mối quan hệ tốt và tin tưởng lẫn nhau giữa nhân viên y tế (NVYT) với người bệnh/thân nhân cần kỹ năng giao tiếp thể hiện sự tôn trọng, thấu hiểu và cẩn trọng.

Credit: https://agefriendly.community/

Trong môi trường chăm sóc sức khỏe hiện nay, sự đa dạng và khác biệt giữa các dịch vụ y tế và người bệnh là điều mà các chuyên gia chăm sóc sức khỏe cần phải lưu tâm. Không chỉ sự đa dạng về vùng miền, ngôn ngữ, mà còn có sự khác biệt về tình trạng kinh tế, tín ngưỡng tôn giáo, và giới tính. Hơn thế nữa, chỉ riêng về niềm tin văn hóa đã có nhiều khía cạnh để phân tích, bao gồm phong cách ra quyết định, chữa bệnh theo truyền thống, tâm linh, kỳ vọng và những giả định về quyền riêng tư/ tiết lộ, địa vị/ cấp bậc, tình trạng kinh tế xã hội và tình hình nhập cư.

Với sự đa dạng này, làm cách nào để trang bị cho đội ngũ NVYT những kỹ năng cần thiết để giao tiếp hiệu quả, phù hợp và thích ứng với sự đa dạng về văn hóa?

Đó chính là rèn luyện nhiều hơn vào các kỹ năng giao tiếp cơ bản: liên quan đến lắng nghe một cách lắng đọng, thu thập thông tin chính xác và hiệu quả và khả năng nhận diện cảm xúc của người bệnh để đáp ứng một cách thích hợp. Mỗi cá nhân NVYT cần có khả năng để hiểu rõ những quan điểm khác nhau của mỗi ​​cá nhân nào đó có những tiềm ẩn trong chính họ do môi trường, văn hóa và bối cảnh nơi họ sinh ra. Những điều đó có thể tạo ảnh hưởng đến mối quan hệ NVYT-người bệnh một cách tổng thể. Và điều này cũng ảnh hưởng đến các kết quả lâm sàng, an toàn và hiệu quả trong điều trị và chăm sóc sức khỏe.

Dưới đây là một số giải pháp gợi ý dành cho nhân viên y tế có thể cân nhắc và điều chỉnh để phù hợp với đa dạng về văn hóa hướng đến cung ứng dịch vụ chăm sóc sức khỏe chất lượng.

1. Tập trung vào các mối quan hệ

Chăm sóc toàn diện hiệu quả là tập trung vào các mối quan hệ có ý nghĩa giữa người bệnh và đội ngũ NVYT.  Đây chính là chìa khóa để cung ứng chất lượng dịch vụ chăm sóc sức khỏe. Những mối quan hệ đó cũng là điều quan trọng để xây dựng một môi trường văn hóa tôn trọng lẫn nhau, làm việc theo nhóm và tin cậy.

2. Những thành kiến ​​và giả định

Rào cản ngôn ngữ trong giao tiếp
Credit: https://webstockreview.net

Cốt lõi của giao tiếp có sự thấu cảm về văn hóa là sự trao đổi, phát triển sự am hiểu và chấp nhận niềm tin khác với sự hiểu biết của riêng một cá nhân nào đó. Điều này rất quan trọng để nhận ra rằng những niềm tin cá nhân và văn hóa của NVYT ảnh hưởng đến việc ra quyết định kết quả của người bệnh, sự an toàn và tính hiệu quả.

Tất cả mỗi chúng ta đều có sự đa dạng về văn hóa, sự nhận thức và quan điểm khác nhau vì thế đôi lúc sẽ ảnh hưởng đến các mối quan hệ. Để xây dựng một mối quan hệ tốt với người bệnh hay đồng nghiệp, chúng ta tôn trọng sự khác nhau đó và thấu hiểu được văn hóa của mỗi cá thể để phá vỡ những thành kiến và giả định. Điều cốt lõi ở đây làm sao chúng ta có mối quan hệ tốt với tất cả mọi người cho dù họ là người bệnh, đồng nghiệp.

3. Thực hành kỹ năng giao tiếp

Hầu như không thể biết trước được mọi niềm tin văn hóa và truyền thống mà một chuyên gia chăm sóc sức khỏe sẽ gặp phải với người bệnh trong suốt sự nghiệp. Do đó, điều quan trọng là NVYT cần trang bị những kỹ năng để hiểu về cách ứng xử mang đặc trưng văn hóa vùng miền khác nhau, qua đó cải thiện kiến thức các loại bệnh cho nhóm dân tộc cụ thể nào đó và nâng cao độ uy tín của bản thân.

Để thực hiện điều này, NVYT và người chăm sóc cần nâng cao và rèn luyện cách tiếp cần để thấu hiểu văn hóa (ví dụ như kinh nghiệm của người bệnh và quan điểm của họ về những điều gì sai hoặc cách điều trị như thế nào?) Điều này giúp NVYT hiểu được bệnh sử một cách chính xác hơn và phác đồ điều trị phù hợp. Nhìn chung,  kết quả mang lại chính là sự cải thiện, sự tuân thủ của người bệnh và tăng niềm tin, sự tôn trọng giữa NVYT và người bệnh

Credit: jica.go.jp

 4. Lợi ích khi có thông dịch viên 

Sẽ thật bất cẩn khi chúng ta nói đến giao tiếp thấu cảm về văn hóa mà không cân nhắc đến hỗ trợ của thông dịch viên khi người bệnh hoặc thân nhân sử dụng ngôn ngữ khác bởi tính đa dạng của ngôn ngữ vùng miền, dân tộc khác nhau. Nếu người bệnh được hỗ trợ phiên dịch thì điều này giúp các bác sĩ hiểu rõ được bệnh sử một cách chính xác cũng như việc chia sẻ thông tin sức khỏe đến người bệnh. Chẳng hạn như tại bệnh viện ở thành phố Hồ Chí Minh có rất nhiều người bệnh từ biên giới Campuchia hoặc người đồng bào Khơ Me đến thành phố để điều trị, có một số ít không thể giao tiếp bằng ngôn ngữ Tiếng Việt, nhân viên y tế phải mời thông dịch viên để trao đổi, hiểu được các nguyên nhân bệnh từ đó hỗ trợ công tác chẩn đoán lâm sàng và đồng thời phòng Công tác xã hội có thể hỗ trợ về các dịch vụ xã hội hoặc tâm lý nếu cần.

Tài liệu được biên dịch từ nguồn

Maples, William M.D. (2017, December 11). How to communicate with cultural sensitivity. Retrieved from: https://www.hhnmag.com/articles/8737-how-to-communicate-with-cultural-sensitivity